Bitcoin trở thành điểm đến an toàn cho cư dân Thổ Nhĩ Kỳ trước tình hình lạm phát tăng, đồng Lira suy yếu. 

Bitcoin trở thành điểm đến an toàn cho cư dân Thổ Nhĩ Kỳ trước tình hình lạm phát tăng, đồng Lira suy yếu. 

Hồi đầu tháng 5, quyết định tung đồng xu có biểu tượng Bitcoin (BTC) của trọng tài Arda Kardesler trong trận derby Istanbul giữa Besiktas và Fenerbahce làm dấy lên tranh cãi ở Thổ Nhĩ Kỳ. Liên đoàn bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ (TFF) mở cuộc điều tra.

Vụ việc cho thấy mối quan tâm ngày càng tăng xung quanh cơ hội đầu tư mới.

Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về sử dụng tiền mã hoá. Tại thủ đô Istanbul, quảng cáo về các sàn giao dịch tiền mã hoá xuất hiện khắp nơi. Các cửa hàng mua bán BTC mọc lên trong các con hẻm thuộc chợ Grand Bazaar, nơi các thương nhân mua bán ngoại tệ và vàng. Khoảng 40 sàn giao dịch tiền mã hoá đang hoạt động ở quốc gia này.

Các sàn giao dịch tiền mã hóa mọc lên nhan nhãn ở Istanbul, thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong 12 tháng qua, đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ mất một nửa giá trị. Lạm phát hàng năm đạt mức cao nhất trong 20 năm, gần 70% trong tháng 4. Việc đồng tiền nội tệ dần mất giá, khiến một số người dân Thổ Nhĩ Kỳ chuyển sang tài sản số để tìm cách bảo toàn các khoản tiết kiệm.

Vedat Guven – Cố vấn và đồng tác giả cuốn Blockchain, tiền mã hoá, bitcoin – Satoshi đang thay đổi thế giới – cho biết: “Khối lượng giao dịch tiền mã hoá ở Thổ Nhĩ Kỳ tăng cao. Vì chúng tôi đang tìm cách bảo vệ tài sản trước tình hình lạm phát và lãi suất tăng”. Thế hệ trước tránh lạm phát bằng cách đầu tư vào các tài sản ổn định như vàng và bất động sản. Nhưng thế hệ hiện tại đã thay đổi.

Cem Yilmaz, nhà sáng lập sàn giao dịch NakitCoins, cho biết: “Sự quan tâm đối với tiền mã hoá ngày càng tăng là biểu hiện mới nhất trong việc người dân Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm các khoản đầu tư đáng tin cậy.”

Dù nỗ lực làm việc để ngăn đà trượt giá của đồng Lira, các nhà chức trách vẫn chưa thể đảo ngược xu hướng này.

Burcak Unsal, luật sư ở Istanbul, chuyên về giao dịch tiền mã hoá và blockchain, cho rằng rất khó để thiết lập niềm tin vào đồng Lira. Các khoản đầu tư như bất động sản, ngoại tệ và những thứ tương tự có giá thành và thuế cao. Trái lại, sinh viên và hưu trí có thể đầu tư vào tiền mã hoá với số vốn nhỏ. Ngay cả khi không có thẻ tín dụng, họ vẫn có thể đầu tư vào tiền mã hoá.

Thị trường tiền mã hoá xuất hiện những mối lo ngại. Nhà sáng lập sàn giao dịch tiền mã hoá Thodex đóng trang web và bỏ trốn khỏi đất nước, ôm theo 2 tỷ USD vào năm 2021. Một sàn giao dịch tiền mã hoá khác là Vebitcoin thông báo tạm dừng hoạt động do căng thẳng tài chính. Các cơ quan giám sát tài chính ở Thổ Nhĩ Kỳ sau đó thắt chặt quy định liên quan đến tiền mã hoá.

Nhiều người cho rằng chính phủ can thiệp quá muộn, làm mất đi sự an toàn cho các khoản tiết kiệm.

Luật mới đã quá hạn sau khi Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ (CBRT) quyết định cấm sử dụng tiền mã hoá trong thanh toán hàng hóa và dịch vụ vào năm 2021. Câu hỏi về cách đánh thuế các giao dịch tiền mã hoá chưa được giải quyết.

Ông Unsal nói: “Cho đến nay, các nhà chức trách chưa đưa ra đủ luật để giải quyết vấn đề này ở Thổ Nhĩ Kỳ, đây là một bài toán khó”. Ông cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ chậm trễ trong việc tạo ra lĩnh vực lành mạnh và đáng tin cậy, dựa trên luật pháp chính xác và toàn diện. Lệnh cấm đột ngột của CBRT đặt ra câu hỏi về cách chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ tạo ra đối với tiền mã hoá.

Chuyên gia tiền mã hoá Guven cho biết: “Việc cấm thanh toán bằng tiền mã hoá, các dự án blockchain là điều sai lầm. Chúng ta tự cản trở chính mình”.

Hồi 2017, các quan chức cảnh báo tiền mã hoá là khoản đầu tư không an toàn. Ban tôn giáo Thổ Nhĩ Kỳ cho biết người đạo Hồi không được phép giao dịch Bitcoin và các loại tiền mã hoá vì chúng thiếu giá trị nội tại như vàng, dễ bị lạm dụng bởi các mạng lưới tội phạm. Những thông tin tiêu cực không thể cản trở người dân tham gia vào lĩnh vực tiền mã hoá.

Theo Reuters, các giao dịch tiền mã hoá ở Thổ Nhĩ Kỳ đạt đỉnh 1 triệu/ngày vào tháng 3/2021. Dữ liệu CoinGecko cho biết khối lượng giao dịch hàng ngày của BtcTurk, sàn giao dịch đầu tiên ởThổ Nhĩ Kỳ, chạm mức 424,3 triệu USD vào tuần trước. Paribu là sàn có khối lượng giao dịch là 203,5 triệu USD.

Đối với nạn nhân của Thodex, thời kỳ đầu tư vào tiền mã hoá đã kết thúc. Một nhân viên mất trắng khoản tiết kiệm vào Thodex nói: “Tôi sẽ không sử dụng tiền mã hoá nữa”.

Luật sư đại diện cho khách hàng Oguz Evren Kilic của Thodex tin rằng cư dân Thổ Nhĩ Kỳ thích chấp nhận rủi ro. Ông cho rằng việc giám sát chặt chẽ khiến tiền mã hoá trở thành hàng rào hấp dẫn chống lại bất ổn kinh tế.

Leave a Reply