NFT không chỉ có ảnh GIF mèo hay JPEG khỉ hoạt hình, ứng dụng của NFT còn mang đến nhiều ảnh hưởng và áp dụng tích cực vào nghệ thuật và đời sống. Điển hình là NFT đang tạo ra bước đột phá trong nền công nghiệp âm nhạc. Qua đó, khái niệm và những thông tin cơ bản về music NFT dần hình thành.
Trong bài viết này, hãy cùng khám phá và làm rõ:
- Định nghĩa cơ bản của music NFTs
- Cách mà NFT ứng dụng vào âm nhạc
- Ví dụ và nhận định về thị trường tiềm năng
Music NFTs là gì?
Music NFTs (các sản phẩm âm nhạc dưới dạng NFT) là khi các sản phẩm âm nhạc như bài hát, đĩa đơn hay album truyền thống… được sản xuất và phát hành dựa trên công nghệ blockchain dưới dạng token “không thể thay thế”. Việc không có một bản sao khác ngoại trừ bản gốc giúp tính độc quyền sở hữu sản phẩm của các nghệ sĩ trở nên đảm bảo và nhận được nhiều lợi ích hơn.
Music NFTs có thể giống giải pháp thay thế blockchain để mua nhạc trên iTunes. Tuy nhiên, trên iTunes, khách hàng chỉ mua quyền nghe bản nhạc, không có quyền sở hữu nội dung trên nền tảng. Với việc ứng dụng NFT, các nền tảng tích hợp sẽ cho phép mọi người mua quyền nghe nhạc, đồng thời có thể được mua hoặc cấp quyền sở hữu đối với tác phẩm đó.
Tại sao mọi người lại bỏ tiền mua bản nhạc họ có thể nghe miễn phí? Câu trả lời giống với việc một bức ảnh ở dạng JPEG, bất kỳ ai đều có thể sao chép và lưu chúng. Đối với music NFT, đây được xem như món đồ sưu tập, mọi người thấy được giá trị khi sở hữu duy nhất và nguyên bản tác phẩm đó. Đây còn có thể xem như một khoản đầu tư nếu nghệ sĩ trở nên thành công, giá trị NFT có thể tăng theo.
Một ví dụ điển hình về music NFTs là vào ngày 7/1/2021, Kings of Leon – Ban nhạc indie rock của Mỹ – phát hành album mới When You See Yourself. Mặc dù không gây ấn tượng với nhà phê bình, album của anh em nhà Tennessee là sản phẩm âm nhạc đầu tiên của một nghệ sĩ thu âm lớn được phát hành dưới dạng NFT.

NFT music có thể tạo ra doanh thu “khủng” cho nghệ sĩ. Người dùng twitter @Cooopahtroopa ước tính rapper Haleek Maul, kiếm được khoảng 226.800 USD từ doanh số NFT music trên Catalog, trong khi thu nhập Spotify hàng năm của anh chỉ là 178 USD. Maul xác nhận với CoinDesk anh kiếm được 81 ETH từ năm lần bán Catalog, trị giá hơn 250.000 USD vào thời điểm đó.

Đọc thêm: Vì sao NFT thu hút ngành công nghiệp âm nhạc?
Music NFTs gồm những dạng nào?
Đĩa đơn và Album NFT
Người hâm mộ luôn muốn sở hữu địa than (Vinyl) trực tiếp từ thần tượng nhưng có nhiều hạn chế về không gian và thời gian ở thị trường truyền thống. Thay vào đó, người hâm mộ có thể sở hữu bài hát hoặc bản thu âm độc quyền dưới dạng NFT. Đây cũng là sản phẩm âm nhạc được NFT hóa phổ biến biến nhất trên thị trường hiện tại.
Tác phẩm nghệ thuật và tranh ảnh NFT
Sản phẩm được hình thành và phát triển giống với thị trường NFT tranh ảnh. Tuy nhiên, đây là những bức ảnh và tác phẩm kỹ thuật số liên quan nhiều đến nghệ sĩ ảnh album phiên bảo giới hạn, áp phích và sản phẩm hay hình ảnh hậu trường độc quyền từ các buổi lưu diễn. Đây cũng là sản phẩm luôn được người hâm mộ săn đón và đầu tư cho bộ sưu tập.
Vé NFT cho buổi biểu diễn
Vé tham dự các buổi buổi diễn của nghệ sĩ là sản phẩm được ứng dụng trong không gian NFT. Với vé truyền thống, khán giả có thể tốn nhiều thời gian và công sức, thậm chí là mất rất nhiều tiền để sở hữu tấm vé buổi diễn của thần tượng. Thêm vào đó, vé thường có thể giả mạo và làm giả được nên khi tích hợp NFT, quyền sở hữu và bảo mật có thể được đảm bảo trên blockchain.
NFT music thay đổi ngành công nghiệp âm nhạc như thế nào?
Ngăn chặn vi phạm bản quyền
Công nghệ NFT đảm bảo tính xác thực giúp nghệ sĩ khó sao chép tác phẩm của nhau hơn và tránh các cuộc chiến pháp lý tốn kém. Mọi người cũng không thể “ăn cắp” âm nhạc thông qua phương pháp truyền thống như vi phạm bản quyền.
Trao quyền kiểm soát cho nghệ sĩ
Công nghệ NFT có thể thay đổi ngành công nghiệp âm nhạc, vốn được kiểm soát bởi những ông lớn. Ngành công nghiệp trị giá 11 tỷ USD được thống trị bởi ba ông lớn – Sony, Universal Music Group và Warner Music Group, những người kiểm soát doanh thu của nghệ sĩ. Doanh thu được chia cho nhiều thực thể khác nhau như nhà quảng bá, nhà phân phối, nhà sản xuất… Do đó, nghệ sĩ thường mất nhiều thời gian để nhận tiền bản quyền và thanh toán. Sự chậm trễ càng kéo dài do gián đoạn lưu diễn bởi đại dịch.
Bán NFT music thông qua blockchain là cách nghệ sĩ kiểm soát tác phẩm của mình mà không cần trung gian như hãng thu âm hay dịch vụ phát nhạc trực tuyến.
Thu nhập tiền bản quyền thông qua bán lại
Nghệ sĩ có thể kiếm thêm doanh thu hoặc tiền bản quyền sau khi NFT music được bán lại. Mỗi NFT music đổi chủ trên thị trường, giao dịch có thể tạo ra thêm khoảng 10% doanh thu cho nghệ sĩ.
Kết nối trực tiếp nghệ sĩ và người yêu âm nhạc
NFT music cho phép một nhạc sĩ kém tên tuổi khám phá giá trị tác phẩm của họ theo những cách mà trước đây chỉ có ở những nghệ sĩ tên tuổi làm được. Ngoài ra, người hâm mộ có thể sở hữu trực tiếp tác phẩm mà họ yêu thích, đồng thời đảm bảo và chia sẻ quyền lợi quyền sở hữu trí tuệ của nghệ sĩ.
Kết thúc bán vé hòa nhạc truyền thống
Việc sử dụng NFT và hợp đồng thông minh có thể khiến dịch vụ bán vé truyền thống trở nên lỗi thời, đặc biệt là sau đại dịch. Được thành lập năm 2018, Yellowheart là nền tảng bán vé kỹ thuật số trên blockchain đảm bảo tính xác thực. Danh tính của người tham dự buổi hòa nhạc được ghi lại và nghệ sĩ có toàn quyền kiểm soát khi vé được giao dịch.
Với những lý do cơ bản trên, việc các nghệ sĩ âm nhạc tham gia thị trường NFT đều mang lại những tiện ích khác nhau trong việc phát hành sản phẩm và bảo vệ quyền sở hữu tác phẩm của mình. Tìm hiểu thêm về vấn đề này và đi sâu vào tính ứng dựng cụ thể của NFT đối với âm nhạc qua bài viết: Nghệ sĩ âm nhạc chuyển sang NFT chỉ để kiếm lợi nhuận?
Thách thức của NFT music
Về lý thuyết, bất kỳ nghệ sĩ nào cũng có thể sản xuất và bán NFT music. Tuy nhiên, phần lớn nghệ sĩ sử dụng công nghệ hiện nay là tên tuổi lớn và người mua NFT thường là những người giàu có. Bên cạnh đó, việc mint NFT tiêu tốn rất nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường. Mặc dù nó được cải thiện khi blockchain PoS dần dần thay thế PoW, đây là rào cản lớn đối với sự phát triển của ngành công nghiệp NFT.
Kết luận
Không gian NFT và tiền mã hóa vẫn còn rất non trẻ, đặc biệt là trên lĩnh vực âm nhạc. Tuy nhiên, khả năng tương tác trực tiếp hơn giữa nghệ sĩ với người hâm mộ và phương pháp kiếm tiền từ tác phẩm mà không cần đến nhà xuất bản âm nhạc truyền thống khiến nó trở thành công nghệ đầy hứa hẹn.
Những nội dung liên quan đến NFT Music: