NFT music đang thay đổi ngành công nghiệp âm nhạc, trao quyền cho người hâm mộ tham gia đóng góp cho nghệ sĩ yêu thích. 

Người hâm mộ có thể mua NFT music để ủng hộ thần tượng, đồng thời có thể đầu tư sinh lời như bất động sản, cổ phiếu… 

Người hâm mộ tham gia vào NFT music như thế nào?

NFT music trở thành phương tiện kết nối nghệ sĩ và người hâm mộ trong lĩnh vực âm nhạc. Có nhiều cách để người hâm mộ tham gia vào NFT music, đầu tiên là thông qua thị trường NFT đang mọc lên nhanh chóng. Đầu năm nay, Coinbase thông báo tung ra thị trường NFT, OpenSea đạt khối lượng hàng tháng là 3 tỷ USD, thậm chí Visa còn hỗ trợ người sáng tạo NFT. Thị trường NFT music khác với thị trường NFT nghệ thuật. Chúng được tạo ra để thúc đẩy mối quan hệ giữa nghệ sĩ và người hâm mộ, không chỉ để tạo điều kiện bán hàng, do đó có xu hướng khác nhau về văn hóa. OddKey của Steve Aoki và Todd McFarlane và Royal được tài trợ bởi a16z, là những thị trường NFT music tiên phong.

Người hâm mộ có thể mua bộ sưu tập NFT của nghệ sĩ họ ủng hộ. Đầu tư vào NFT music vừa tương tự đầu tư vào cổ phiếu, đồng thời cũng giống mua một tác phẩm nghệ thuật. Người hâm mộ có thể dựa trên giá trị thẩm mỹ, sở thích cá nhân và khả năng chi trả để lựa chọn NFT phù hợp.

Quỹ NFT là lựa chọn phù hợp cho người hâm mộ đồng thời là nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường NFT music. Nếu một bộ sưu tập NFT music cá nhân có quá nhiều rủi ro, người hâm mộ có thể tìm đến dịch vụ như quỹ chỉ số Bitwise NFT.

Tham gia vào NFT music – được và mất gì?

Người hâm mộ hưởng lợi từ Music NFT theo một số cách. Trước hết, họ có được những trải nghiệm trực tiếp với nghệ sĩ yêu thích. NFT tạo cơ hội cho người hâm mộ cơ hội cùng nghệ sĩ định hướng xây dựng tác phẩm âm nhạc. Điều này giúp mối liên hệ giữa nghệ sĩ và người hâm mộ trở nên gắn kết hơn.

Người hâm mộ sở hữu bộ sưu tập NFT của nghệ sĩ được cung cấp nhiều đặc quyền. Họ có thể truy cập độc quyền vào việc bán hàng hóa và vé xem buổi hòa nhạc, lời mời tham gia các kênh Discord để tương tác với người hâm mộ khác và nghệ sĩ…

Ban nhạc của Mỹ, Avenged Sevenfold tạo dựng được tên tuổi với tư cách là người tiên phong trong việc thu hút sự tham gia của người hâm mộ NFT. Tháng 11/2021, ban nhạc phát hành “Deathbats Club”, bộ sưu tập 10.000 NFT cho phép người sở hữu cơ hội kết nối với nghệ sĩ. Người hâm mộ sở hữu Deathbats hiếm có thể nhận đặc quyền như gặp gỡ và chào đón nghệ sĩ tại buổi biểu diễn, vé miễn phí trọn đời, hàng hóa phiên bản giới hạn…

Avenged Sevenfold – Ban nhạc của Mỹ tận dụng NFT và Web3 để tương tác với người hâm mộ. Ảnh: Forbes

Người hâm mộ là nhà đầu tư có thể kiếm lời từ NFT music. Họ có thể tìm kiếm nghệ sĩ và bộ sưu tập NFT tiềm năng để đầu tư và bán ra khi chúng tăng giá trị trong tương lai.

Tuy nhiên, thị trường NFT music còn non trẻ chứa đựng nhiều rủi ro tiềm tàng.

Một số nghệ sĩ độc lập thành công chỉ sau một đêm trong không gian NFT. Tuy nhiên, người hâm mộ không thể bỏ qua sự thiếu quy định và những trò lừa đảo trong lĩnh vực này.

Payne gần đây cảnh báo mọi người âm nhạc của anh ấy bị biến thành NFTs mà không được sự cho phép.

Mối nguy hiểm của thế giới NFT không chỉ đến từ những kẻ lừa đả, một số trung gian và thị trường lớn nhất trong lĩnh vực này, chẳng hạn như Civic và OpenSea, còn lỏng lẻo trong việc đảm bảo tính hợp pháp cho thương hiệu tìm cách tham gia vào cơn sốt NFT. Token của người hâm mộ có thể biến mất chỉ sau một đêm vì thiếu sự giám sát và quản lý trong thị trường.

Kết luận

NFT music định hình lại cách biểu đạt của văn hóa và nghệ thuật. Người hâm mộ tham gia vào NFT music có thể thắt chặt mối liên hệ với nghệ sĩ yêu thích nhưng phải đối mặt với những thách thức về sự thiếu quy định và quản lý trong lĩnh vực mới mẻ này.

Leave a Reply